QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY TRỒNG
Tuyến trùng là nhóm sinh vật phổ biến và phức tạp, là nguyên nhân trực tiếp làm cây trồng vàng lá, chậm phát triển. Đồng thời gián tiếp tạo vết thương hở, mở đường cho nấm bệnh dễ xâm nhập gây hại cây trồng.
Vì vậy việc nhận biết, phát hiện tuyến trùng gây hại sớm, cũng như chủ động các biện pháp khống chế mật số gây hại đang là vấn đề cấp thiết và cần được đẩy mạnh.
1. Tìm hiểu về tuyến trùng.
- Tuyến trùng là loài sinh vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Kích thước cơ thể của chúng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm. Chỉ có thể quan sát được tuyến trùng dưới kính hiển vi.
- Vòng đời từ 20 đến 60 ngày tùy vào loài, được chia ra làm 4 giai đoạn: Trứng, ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2-3-4 và trưởng thành.
- Tuyến trùng tồn tại từ mùa này sang mùa khác chủ yếu là từ trứng trong đất. Sau khi trứng nở, giai đoạn tuổi 2 xâm nhập vào rễ cây, thường là ở đầu rễ.
2. Điều kiện để tuyến trùng phát sinh, phát triển.
- Tuyến trùng xuất hiện quanh năm nhưng phát sinh, phát triển mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ ẩm của đất, số lượng rễ cây, kết cấu đất, độ pH và oxy trong đất…
- Tuyến trùng phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa, đất có độ ẩm cao.
- Nếu rễ cây phát triển mạnh thì mật độ tuyến trùng càng cao và ngược lại.
- Đối với các loại đất ít cơ giới và thiếu canh tác hữu cơ (Trong các loại đất cát thường tìm thấy khá nhiều tuyến trùng).
- Đất có pH thấp (đất chua, pH<5.5) thì mật độ tuyến trùng nhiều. Đặc biệt, trứng tuyến trùng nở nhanh trong điều kiện môi trường acid.
3. Hình thức ký sinh gây hại của tuyến trùng.
Có 3 hình thức ký sinh gây hại đối với cây trồng:
- Nội ký sinh: tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên trong và chích hút các tế bào trong rễ, làm cho các tế bào rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ làm giảm hoặc mất khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây, từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và chết.
- Ngoại ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất hoặc nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ, làm rể bị hoại tử, thối nhũn mở đường cho các nấm bệnh tấn công.
- Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui phần đầu vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất, làm rễ bị nghẽn mạch, phình to hạn chế chức năng của rễ và tạo vết thương hở thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập.
4. Nhận biết cây bị tuyến trùng gây hại.
- Cây kém phát triển, héo úa, còi cọc, thiếu sức sống.
- Cây bị xoắn, vàng lá, lá rụng sớm, chết mầm. Lý do là tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây.
- Kiểm tra bộ rễ có các nốt sần hoặc đầu rễ bị thối, hoại tử.
5. Biện pháp phòng trừ tuyến trùng.
a. Biện pháp canh tác
- Nguồn giống: Chọn giống sạch bệnh có nguồn gốc rõ ràng, cần loại bỏ các gốc rễ bị nhiễm tuyến trùng ra khỏi vườn để tránh lây lan.
- Không làm sạch cỏ trong vườn, nhằm phân tán, giảm bớt mật số tuyến trùng tấn công vào cây trồng. Khi cỏ cao đạt 50-60cm nên phát, không dùng thuốc diệt cỏ (Phát trừ gốc lại còn từ 5-10cm).
- Không tưới nước từ nguồn nước bị nhiễm tuyến trùng. Cần đánh rảnh thoát nước trong vườn, đảm bảo thoát nước tốt sau khi mưa, tránh tình trạng nước chảy tràn khi mưa sẽ làm lây lan trong vườn.
- Cần khử trùng, vệ sinh sạch dụng cụ làm vườn trước khi sử dụng để tránh lây nhiễm.
- Kiểm tra pH định kỳ hàng tháng, đảm bảo chỉ số pH đất đạt từ 6-6.5.
- Trồng các loại cây có tính kháng tuyến trùng, gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng như: các loại cây họ đậu, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây cúc vạn thọ…
- Tiêu huỷ các cây bị bệnh, đặc biệt là bộ rễ cây bệnh cần được dọn sạch bằng cách đốt hay chôn lấp xử lý vôi.
- Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh có chứa nấm đối kháng tuyến trùng có trong các sản phẩm như Trichomix-CTĐ, Trimix-N1, Trichomix Lân VS…Định kỳ 2-3 tháng/lần.
b. Biện pháp sinh học.
- Sử dụng các hoạt chất sinh học:
+ Chitosan: kích thích hệ thống kháng bệnh trong cây, trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây hại do hủy hoại màng tế bào của vi sinh vật. Sản phẩm hiệu quả như Neem chito, Vua Tuyến Trùng... Tiến hành tưới gốc định kỳ 2-3 tháng/lần.
+ Azadirachtin: Làm cho trứng tuyến trùng không nở được, con non khi tiếp xúc gây chán ăn, ức chế quá trình phát triển và loạn giới tính, con trưởng thành mất khả năng giao phối, ức chế quá trình sinh sản. Sản phẩm hiệu quả như Neem, Neem chito...Tiến hành phun xịt hay tưới gốc định kỳ hàng tháng.
+ Nấm đối kháng Paecilomyces lilacinus, Bacillus...có trong các sản phẩm như: Men Nema, Tricho Meta...Tiến hành phun xịt và tưới gốc định kỳ hàng tháng.
c. Biện pháp hóa học.
- Khi cây có biểu hiện bị nhiễm tuyến trùng trong vườn cần xử lý sớm bằng các sản phẩm như như Dragongold 585EC, Bakari 512EC… nên kết hợp các sản phẩm kích rễ, hạ phèn như Siêu lân đỏ, Penac P...Tiến hành tưới gốc khi đất đủ ẩm. Xử lý liên tục 2 lần, khoảng cách 7-10 ngày/lần.
- Sau khi xử lý thuốc hóa học 2 lần. Sau 7 ngày lần 2, tiến hành xử lý tưới gốc phòng trừ tuyến trùng gây hại cho toàn vườn, tránh phát sinh gây hại trở lại, kéo dài thời gian phòng trừ của thuốc, bằng các sản phẩm như Vua tuyến trùng 50SL, Men Nema...kết hợp các sản phẩm kích thích bộ rễ như Humic-K, Amino axit PL...
Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.
Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059 – Ks. Lê Văn Thành: 0969.726.387.