DOLOMITE KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Dolomite là nguồn tài nguyên quý của Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng, đất đai và môi trường. Đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới nhập khẩu sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên việc áp dụng vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế.

Để phát huy tốt nguồn tài nguyên này chúng ta cần nắm rõ những lợi ích và cách sử dụng hợp lý trong canh tác nông nghiệp hiện nay.

1. Dolomite là gì?

Dolomite là một loại đá trầm tích Cacbonat và là một khoáng sản hiếm tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa,…. Dolomite tồn tại ở ba dạng là dạng bột, hạt và cục.

Có công thức hóa học dạng tinh thể là CaMg(CO3)2.

Hàm lượng MgO > 19% và CaO > 30%.

2. Tại sao nói Dolomite quan trọng đối với cây trồng?

Trong  Dolomite có chứa canxi và magie carbonat.  Là 2 loại trung lượng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và nuôi dưỡng của cây trồng:

-  Giúp cải thiện cấu trúc đất: Dolomite giúp kết dính các hạt đất lại với nhau, tạo nên cấu trúc đất tốt hơn, giúp cải thiện thông khí và thoát nước trong đất, khử chua, hạ phèn, làm tơi xốp đất.

- Giúp hấp thụ nước: Dolomite có khả năng tạo kích thước cho tế bào cây, giúp cây trồng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn.

-  Cung cấp sự ổn định cho hoạt động của nhiều enzyme: Dolomite giúp cây trồng tạo ra chất bám tự nhiên và chất cứng cho cành lá, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ.

-  Tham gia vào quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng, hình thành diệp lục, tạo sắc tố và màu sắc của lá, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.

- Giúp ổn định pH đất, giúp cải thiện sự phân bố chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Ngoài ra tăng khả năng chống chịu lại điều kiện khô hạn và nấm bệnh gây hại cây trồng.

- Giúp điều tiết vi khuẩn đất: Dolomite giúp duy trì sự cân bằng vi sinh vật có ích trong đất, tạo môi trường tốt cho sự phát triển của cây trồng.

3. Ứng dụng Dolomite trong nông nghiệp như thế nào?

-  Dolomite sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng khác nhau.

-  Thời điểm bón Dolomite:

 + Xử lý đất trồng mới: Bón xử lý đất thay thế vôi bột, vôi cục (Sử dụng trước khi bón lót phân hữu cơ vi sinh từ 5-7 ngày).

+ Xử lý nước ao hồ, trong trường hợp hạ phèn: thường dùng với lượng 1-3kg/100 m3 nước, hòa với nước để nguội lấy nước trong tạt đều khắp ao.

+ Sau thu hoạch có thể tiến hành đồng thời các biện pháp chăm sóc như tỉa cành, bón phân, trừ sâu…. Khi  đó nên kèm theo bón Dolomite cho đất.

+ Đối với vườn cây chưa cho thu hoạch, các loại cây xanh lấy bóng, cây lấy gỗ thì có thể bón Dolomite quanh năm tùy theo tình trạng đất. Nhưng tốt nhất là nên bón vào đầu mùa mưa.

+ Đặc biệt trong canh tác lúa và cây trồng ngắn ngày thì nên bón Dolomite trước các mùa vụ để khử trùng, hạ phèn, khử tác hại của mặn.

- Xác định liều lượng bón phù hợp cho từng hiện trạng đất: 

Loại đất

pH 3,5 – 4,5

pH 4,6 – 5,5

pH 5,6 – 6,5

pH trên 6,5

Nhiều chất hữu cơ

(Tỷ lệ sét cao)

2 tấn/ha

1 tấn/ha

500 kg/ha

không cần

Ít chất hữu cơ

(Tỷ lệ cát cao)

1 tấn/ha

500 kg/ha

250 kg/ha

không cần

- Kỹ thuật bón:

+ Phân phối đều trên diện tích đất cần bón.

+ Tưới nước sau khi bón nhằm hòa tan, tăng khả năng hấp thụ và tránh thất thoát.

4. Sản phẩm Dolommite hiện có:

Dolomite – 500

Hàm lượng: CaO 42%, MgO 56%

5. Lưu ý:

- Không nên bón Dolomite chung với phân chuồng, phân ure, hoặc phân có chứa đạm. (bón phân sau khi bón Dolomite từ 10-15 ngày).

- Dolomite càng mịn thì hiệu quả sử dụng càng nhanh và càng cao.

- Khi bón nên tưới nuớc đủ để Dolomite rút xuống đất có tác dụng nhanh hơn và tránh sự thất thoát.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059 – Ks. Lê Văn Thành: 0969.726.387.

< Trở lại