LÂN VI SINH TRICHOMIX-DT - GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM LÂN VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. Lân và trạng thái tồn tại của Lân trong đất:

1.1.Vai trò của Lân đối với Thực vật:

- Lân (P) tạo nên nhân tế bào nên rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả.

- Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.

- Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.

1.2. Trạng thái tồn tại của Lân trong đất:

- Khi bón Lân xuống đất một phần Lân sẽ được cây trồng hấp thụ, đồng thời một phần Lân sẽ được kết hợp ngay lập tức với Nhôm và Sắt có trong đất tạo thành dạng Photphat Nhôm & Photphat Sắt cố định trong đất cây trồng khó hấp thụ hay còn gọi là dạng Lân khó tiêu (Lân được cố định trong đất).

- Chúng ta có thói quen bón lượng Lân vượt quá nhu cầu của cây trồng. Lượng Lân cây trồng không dùng đến sẽ bị cố định trong đất làm giảm hiệu quả kinh tế.

Hình: Sự thay đổi lượng Lân hữu hiệu trong đất

 

Nhận xét:

- Sau 7 ngày bón Superphotphat Ca(H2PO4)2  lượng Lân hữu hiệu giảm còn 30%.
- Sau 30 ngày bón Superphotphat Ca(H2PO4)2 lượng Lân hữu hiệu giảm còn 10%.

Kết luận: Quá trình cố định Lân xảy ra rất nhanh trong đất.

Tỉnh Bình Phước có 13 loại đất, Trong đó nhóm đất Feralit (nhóm đất đỏ vàng) chiếm trên 65%, loại đất này có chứa nhiều hợp chất sắt và nhôm, mà những hợp chất này lại có khả năng cố định lân rất nhanh (như phân tích ở trên) vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoạt hóa lượng Lân khó tiêu được cố định trong đất thành lân hữu hiệu để cây trồng hấp thụ, nâng cao hiệu quả sử dụng ?

II. Lân vi sinh (LVS) là gì ? Và tại sao lại bón lân vi sinh ? Hướng dẫn cách sử dụng.

2.1. Lân vi sinh là dạng phân hữu cơ có bổ sung các vi sinh vật phân giải lân (lân hữu cơ, lân vô cơ) với mật số cao như Bacillus subtilic; Pseudomonas…

2.2. Tính năng sản phẩm Lân vi sinh Điền trang:

- LVS có mật số vi khuẩn Bacillus subtilic cao nên có khả năng phân giải lân khó tiêu trong đất tốt, phân giải và chuyển hóa các dạng hợp chất lân khó tiêu thành lân hữu hiệu (P2O5).

- Lân vi sinh có được sản xuất trên nền hữu cơ chất lượng cao, trải qua quá trình ủ hoai với Trichoderma, Bacillus subtilic, Streptomyces nên có hàm lượng hữu cơ dễ hấp thu > 30%, giúp đất màu mỡ, tơi xốp, nâng cao độ pH đất, tăng khả năng hữu dụng của keo đất, giúp bộ rễ cây phát triển tốt và hấp thu hiệu quả các loại dinh dưỡng được cung cấp.

- Hệ VSV có ích như Trichoderma, Bacillus subtilic, Streptomyes...giúp kiểm soát hiệu quả các bệnh nứt thân-xì mủ, cháy lá, thối bẹ, vàng lá, thối rễ, thối trái, nấm hồng,...do các loại nấm bệnh Phytopthora, Collectotrichum, Fusarium, Corticium, Rhizoctonia solani,...và tuyến trùng gây hại trên các loại cây ăn trái, tiêu, cà phê, cao su, rau màu...

- Ngoài ra, còn cung các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng thiết yếu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

2.3. Hướng dẫn sử dụng:

Giai đoạn

Phân bón

Liều Lượng

Ghi chú

Bón lót

LÂN VI SINH (LVS)

+

LÂN NUNG CHẢY (LNC)

2-3 kg/cây/lần

+

0,5-1 kg/cây/lần

Nếu bón tăng LVS thì giảm LNC lại

Giai đoạn kiến thiết

cơ bản.

LÂN VI SINH

+

NPK 20-10-10 hoặc 30-10-10

 

1-3 kg/cây/lần

+

0,1-0,3 kg/cây/lần

 

Tùy theo tuổi cây

Giai đoạn kinh doanh

 

LÂN VI SINH

+

NPK

 

 

2-5kg/cây/lần

+

1-3kg/cây/lần

 

Tùy thuộc vào thời điểm và loại cây trồng để chọn lựa hàm lượng NPK thích hợp.

 

Hệ thống CH DVNN Khuyến Nông đồng hành cùng nhà nông với chương trình khuyến mại như sau:

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

< Trở lại