CÔNG DỤNG CỦA SILIC ĐỐI VỚI CÂY ĂN TRÁI

Việc gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng, nâng cao giá trị kinh tế cho nhà nông là yếu tố hàng đầu. Silic là thành phần trong phân bón đa năng, có nhiều tác dụng quan trọng trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển trên cây ăn trái góp phần cải thiện chất lượng, nâng cao sản lượng cho nhà nông.

Hiện nay cây ăn trái đã trở thành một trong những loại cây thế mạnh kinh tế ở Việt Nam. Sản phẩm cây ăn trái ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như một số thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu và sắp tới là Hoa Kỳ.

1. Tìm hiểu về Silic.

Silic (Si) là nguyên tố chiếm 25% khối lượng quả đất. Trong tự nhiên Silic thường ở dạng SiO2. Lượng SiO2 (silica) chiếm khoảng 60 - 90% trong đất. Si là thành phần chính cấu tạo nên cát, đá và khoáng vật. Nguồn Silic trong phân bón được sử dụng ở hai dạng, không hòa tan gồm: Azomite, talce, Penac, Zeolite, silicate calci, hòa tan bao gồm: axit silic H2SiO3, silicate natri Na2SiO3, Silicate Kali K2SiO3.

2. Tác dụng của Slic đối với cây ăn trái.

a. Silic làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển ở cây ăn trái.

Sử dụng Silic làm tăng khả năng sinh trưởng của cây ăn trái. Vai trò của Silic đối với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây được lý giải rằng Silic giúp cây tăng khả năng quang hợp và phát triển hệ thống rễ. Silic làm thay đổi hình thái phân nhánh của rễ. Ở cây không được cung cấp Silic, hệ thống rễ rất đơn giản. Khi nồng độ Silic tăng lên, rễ phân nhánh nhiều hơn.

b. Silic trong việc ngăn ngừa bệnh hại trên cây ăn trái.

- Cây ăn trái bị ảnh hưởng nhiều bởi nấm bệnh, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng cây trồng. Tổn thất sau thu hoạch do nấm bệnh của cây ăn trái ước tính lên đến 50%.

- Điển hình bệnh do nấm Phytophthora ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau và đặc biệt gây hại trên cây non. Như thối gốc và thối rễ gây ra sự suy giảm nghiêm trọng về năng suất, phát triển của cây do lá úa, rụng lá; cành cây bị chết; quả thối và rụng,… Silic có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh do Phytophthora melonis thông qua việc gia tăng các hoạt động chống oxy hóa…

c. Silic trong hạn chế stress phi sinh học trên cây ăn trái.

 - Giúp cây giảm hấp thu Na+ là cơ chế chống chịu stress mặn ở cây trồng. Khi sử dụng Silic, cây trồng giảm hấp thu Na+, tăng hấp thu K+, làm tăng tỷ lệ K+/Na+. Trong điều kiện stress mặn, cây được bón Silicat Kali giúp gia tăng đáng kể hàm lượng diệp lục lá. Về số lượng quả, người ta nhận thấy rằng, cây được xử lý bằng Silicat Kali tăng số lượng quả, trọng lượng quả so với xử lý đối chứng (không được bón phân Silic).

- Ngoài ra, việc ứng dụng Silic đã tăng nồng độ chất diệp lục, tăng khả năng quang hợp, từ đó cải thiện khả năng sinh trưởng dưới điều kiện stress hạn.

- Nhiệt độ thấp là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn trái. Việc bón Silic giúp tăng chiều cao cây từ 14% - 41% và thúc đẩy sự phát triển của cành cây từ 31% - 48% trong 6 tháng ở điều kiện nhiệt độ thấp.

d. Silic làm cải thiện năng suất cây ăn trái.

- Tỷ lệ đậu và giữ trái được cải thiện đáng kể ở cây ăn trái khi cây được bổ sung Silic đầy đủ. Bên cạnh đó, Silic còn giúp tăng số lượng trái, trái to mang lại mùa màng bội thu. Tác dụng cải thiện năng suất ở cây ăn trái có thể là do tăng hiệu quả quang hợp, cải thiện đặc tính sinh trưởng, giảm stress phi sinh học và hạn chế nấm bệnh.

e. Silic đối với hiện tượng nứt trái trên cây ăn trái.

- Hiện tượng nứt quả xảy ra ở hầu hết các cây ăn trái như cam, quýt, bưởi,…với tỷ lệ khoảng 10% - 35%. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.

- Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn hình thành trái sẽ gây ra các rối loạn trong sự hình thành và phát triển của vỏ trái. Khi vỏ trái phát triển không đầy đủ, dưới sự kích thích từ môi trường bất lợi bên ngoài sẽ làm vỏ trái dễ bị nứt. Tỷ lệ nứt quả giảm đáng kể khi cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Kali (K), Canxi (Ca), Bo (B) và Kẽm (Zn) trong thời kỳ nuôi trái.

- Silic thường được cung cấp dưới dạng Canxi Silic hoặc Kali Silic. Bên cạnh đó, trung lượng Silic cũng làm tăng sự hấp thu của Canxi, Kali, Kẽm. Vì vậy, bón Silic cũng gián tiếp hạn chế hiện tượng nứt trái ở cây ăn trái.

f. Silic cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng ở cây ăn trái.

Sử dụng Silic giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho nhà nông. Silic làm tăng hiệu quả sử dụng các dinh dưỡng đa, trung lượng (N, P, K, Mg, Si) và vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu). Điều này có thể lý giải bởi Silic có khả năng kích thích sự kéo dài của rễ bên, làm tăng tổng diện tích bề mặt rễ và do đó làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước.

3. Các sản phẩm chứa thành phần silic.

3.1. Penac 250gr.

a. Công dụng:

- Giúp giải độc phèn, ngộ độc hưu cơ, phục hồi giai độc cho cây bị tổn thương do sử dụng thuốc BVTV quá liều.

- Kích thích sự phát triển nhanh và mạnh của bộ rễ cây trồng, Tăng sức chống chịu của cây trước điều kiện thời tiết bất thuận

b. Liều lượng sử dụng:

Gói 250gr hòa cho 200 lít nước, dùng để tưới gốc hoặc phun xịt trực tiếp.

3.2. Anomix Ca-Bo Silic25kg.

 a. Công dụng:

- Tạo cấu trúc tế bào cây trồng, giúp cây cứng cáp, chống đổ ngã.

- Tăng độ Brix cho trái ngon ngọt hơn.

- Tăng chất lượng và năng suất cây trồng.

- Ngăn ngừa sâu bệnh và nấm hại trên cây trồng.

- Chống chịu lại các yếu tố bất lợi từ môi trường như hạn, mặn và kim loại nặng.

b. Liều lượng sử dụng:

Bón 100-200kg/ ha.

3.3. Tobasi-K 500ml.

a. Công dụng:

- Tăng cường phát triển bộ rễ, giảm hiện tượng vàng lá, cháy lá do xì phèn, tránh tình trạng ngộ độc sắt nhôm.

- Tăng khả năng hấp thụ N và P2O5, thúc đẩy quá trình ra hoa, nâng cao năng suất cây trồng.

- Tăng chất lượng hạt và quả, tăng độ cứng chắc, độ bóng của quả, độ ngọt và màu sắc quả...

b. Liều lượng sử dụng:

1 chai 500ml hòa 400l nước, dùng để phun xịt lên cây.

4. Kết luận

Tác dụng của Silic đối với cây ăn trái bao gồm: tăng khả năng sinh trưởng sinh dưỡng, phòng ngừa nấm bệnh, hạn chế tác hại của tác động môi trường, tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Trung lượng Silic có nhiều vai trò trong suốt quá trình sinh trưởng đến sinh sản của cây. Vì vậy, Silic cần được sử dụng thường xuyên cho cây ăn trái nói riêng và các cây trồng nói chung.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

< Trở lại