QUẢN LÝ TUYẾN TRÙNG HIỆU QUẢ TRÊN CÂY HỒ TIÊU

Tuyến trùng, một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và phổ biến nhất trong canh tác nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên việc quản lý tuyến trùng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác cây hồ tiêu nói riêng vẫn chưa được bà con quan tâm đúng mức. Do đó diện tích cây hồ tiêu bị gây hại còn rất cao, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và cho năng suất bền vững vườn cây. Chính vì vậy để quản lý tuyến trùng hiệu quả trên cây hồ tiêu chúng ta cần lưu ý các điểm sau:

1. Biểu hiện: cây phát triển cằn cỗi, lá bị vàng từ dưới gốc lên và rễ thì bị u sần, cong queo, phát triển kém…

2. Nguyên nhân: là do tuyến trùng chích hút, bơm các độc tố vào rễ, làm rễ bị nghẽn mạch, phồng to tạo nên các khối u sần, giảm khả năng hấp thụ nước và dưỡng chất, khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, triệu chứng sẽ nặng hơn nếu kết hợp với nấm bệnh, virus, vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở trên rễ do tuyến trùng gây ra như nấm Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia... gây bệnh chết nhanh, chết chậm, rụng lóng chết dây, tiêu điên...

3. Đặc điểm sinh lý và phương thức gây hại: Vòng đời của tuyến trùng được chia làm 5 giai đoạn (Trứng, tuyến trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và trưởng thành). Chúng hoạt động chủ yếu ở độ sâu từ 5-30 cm trong đất canh tác và điều kiện lý tưởng để phát triển là ẩm độ 60%, nhiệt độ vào khoảng 18-32o Tuyến trùng loại Meloydogyne thường đẻ 1000-2000 trứng trong các túi Gelatin và có thể tồn tại đến 1 năm trong điều kiện bất lợi.

4. Thời điểm gây hại: Khi vào đầu mùa mưa, rễ cây bắt đầu phục hồi và tiết ra axit thì trứng tuyến trùng bắt đầu nở và hình thành tuyến trùng tuổi 1. Chúng chui ra khỏi trứng thành tuyến trùng tuổi 2 sau đó chui vào bên trong rễ cây trồng và trở tuyến trùng tuổi 3,4 và trưởng thành.

5. Biện pháp quản lý:

a. Biện pháp canh tác:

+ Xử lý đất trước khi trồng, chọn giống sạch bệnh và chỉ nên sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm tuyến trùng.

+ Quản lý cỏ: nên để cỏ trong vườn, tốt nhất là các loại cỏ bản địa. Chỉ tiến hành làm sạch cỏ trong gốc cây hồ tiêu còn bên ngoài gốc nên khống chế chiều cao <40cm để giúp giảm áp lực gây hại của tuyến trùng lên rễ cây hồ tiêu.

+ Thiết kế hệ thống thoát nước tốt: để hạn chế tuyến trùng lây lan, đồng thời hạn chế tối đa phát sinh bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại cho vườn tiêu.

+ Trồng xen canh các loại cây tre phủ có khả năng gây độc, xua đuổi tuyến trùng như: củ đậu, ruốc cá, sầu đâu rừng, cúc vạn thọ, thầu dầu, sao nhái, ...

 b. Biện pháp sinh học:

+ Bón phân hữu cơ đã xử lý hoai mục hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có bổ sung các loại hoạt chất sinh học và vi sinh đối kháng tuyến trùng, nấm bệnh như: TRICHOMIX- DT TIÊU, ĐIỀN TRANG NEEM, TRICHOMIX-DT... với lượng 1-2kg/nọc, định kỳ 1-2 tháng/lần.

+ Bổ sung các loại men vi sinh: men Điền Trang-Nema có chứa Trichoderma sp có khả năng ký sinh lên trứng và ấu trùng của các loài tuyến trùng, Paecilomyces spp có khả năng làm thoái hóa vỏ trứng và ức chế sự nở của trứng tuyến trùng. Tiến hành phun xịt thân lá và tưới gốc cho hồ tiêu định kỳ 1-2 tháng trong mùa mưa.

c. Biện pháp hóa học:

+ Vào giai đoạn đầu mùa mưa, tuyến trùng sẽ gặp được các điều kiện lý tưởng nhất để trứng nở và phát triển về số lượng. Chính vì xdfdbdbdbdbiện pháp phòng trừ tuyến trùng bằng các loại thuốc BVTV nên được áp dụng triệt để trong thời kỳ này nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

+ Các loại thuốc có thể sử dụng hiệu quả trên cây tiêu như: Afudan 20SC (Rồng lửa), Bakari 512 EC, Vua tuyến trùng, Chitosan Super...

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

 

 

< Trở lại