QUẢN LÝ BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI DA XANH
Trong những năm gần đây, cây bưởi da xanh đã và đang trở thành một loại cây ăn trái đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trái bưởi da xanh thường hay bị các côn trùng tấn công làm giảm giá trị thương phẩm. Trong đó bọ trĩ là một đối tượng phá hoại nguy hiểm, cần phải quan tâm quản lý.
- Đặc điểm:
- Vòng đời bọ trĩ khoảng 15-20 ngày, con trưởng thành dài khoảng 0,8-1mm, cánh màu vàng cam, hai bên rìa cánh có nhiều lông nhỏ dài. Con non mới nở có cơ thể trong suốt, rất nhỏ, chân dài, bụng nhọn, không cánh.
- Ấu trùng thường sẽ rơi xuống đất để hóa nhộng, một số khác hóa nhộng trong khe nứt của cây hoặc trong các lá cuốn lại.
- Điều kiện phát triển:
- Bọ trĩ có thể gây hại quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong điều kiện nắng nóng (thường là vào mùa khô).
- Trên cây bưởi da xanh, bọ trĩ thường tập trung nhiều nhất khi cây ra hoa và đọt non.
- Đặc điểm gây hại:
- Thành trùng và ấu trùng của bọ trĩ thường gây hại trên lá non, trái non. Chúng thường tập trung ở mặt dưới lá non, chích hút làm lá biến màu và cong queo.
- Bọ trĩ chích vào tế bào biểu bì của trái non, tạo ra những mãng sẹo màu xám trên vỏ. Bọ trĩ gây hại phổ biến giai đoạn trái rất nhỏ (vừa rụng cánh hoa đến khi trái có đường kính khoảng 4cm).
- Trái bưởi da xanh khi bị bọ trĩ gây hại, vỏ sẽ bị da cám giống như triệu chứng nhện gây ra nhưng vết bị hại là một vòng tròn tập trung chung quanh lá đài vì chúng gây hại chủ yếu ở phía dưới lá đài lúc trái còn nhỏ nên khi trái phát triển lớn lên, vết sẹo sẽ lộ rõ.
- Các trái bưởi ở đầu cành thường hay bị bọ trĩ gây hại nặng hơn.
- Khi mật độ bọ trĩ tăng cao nếu thiếu thức ăn chúng có thể gây hại cả trên những trái lớn và làm giảm giá trị thương phẩm.
- Biện pháp phòng trừ:
a. Biện pháp canh tác:
- Tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch để vườn thông thoáng.
- Vệ sinh cỏ dại trong vườn vào giai đoạn cây ra đọt non và ra hoa.
- Cần thúc cho bưởi ra đọt, ra trái tập trung để thuận tiện cho việc quản lý.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa, đọt non trong điều kiện nắng nóng.
- Sau khi đậu 1 tháng cần tiến hành tỉa trái (loại bỏ trái bị nám, chỉ nên để 1-2 trái /chùm). Tiến hành tỉa trái định kỳ hàng tháng trong giai đoạn trái đạt từ 1-4 tháng tuổi.
b. Biện pháp sinh học:
- Tiến hành phun xịt định kỳ 20-30 ngày/lần trên thân lá và trái bằng các loại men vi sinh có khả năng quản lý bọ trĩ như Tricho-BT, Tricho-Meta, Nema...
- Quản lý nhộng trong đất bằng cách tưới men vi sinh Tricho-BT, Tricho-Meta, Tricho-Nema và bổ sung các loại phân bón vi sinh có khả năng phòng trừ nhộng bọ trĩ hiệu quả như: Trichomix-CTĐ, Điền trang – Neem, Trimix-N1 chuyên dùng cây ăn trái,... với liều lượng từ 4-6kg/cây, định kỳ 2-3 tháng/lần.
- Thúc đẩy sự phát triển của các loài thiên địch trong vườn như bọ rùa, bọ xít ăn thịt, nhện nhỏ ăn thịt, ...
c. Biện pháp hóa học:
- Vào giai đoạn lớp hoa đầu tiên của cây bưởi da xanh chuẩn bị nở cần tiến phun xịt liên tục 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày bằng các loại thuốc như: Blutoc 250EC, Dầu Khoáng SH,… để quản lý trứng và bọ trĩ có thể mới xuất hiện. Việc xử lý đúng thời điểm là cực kỳ quan trọng.
- Khi phát hiện có bọ trĩ trên cây cần nhanh chóng phun xịt kỹ toàn cây bằng các loại thuốc như: Thần kiếm, Royal City,… kết hợp với Bám dính Neem hoặc Neem-chito để tăng hiệu quả phòng trừ. Xử lý phun xịt liên tục 2-3 lần, cách nhau 3-4 ngày.
Lưu ý:
- Pha thuốc theo đúng liều lượng khuyến cáo, phun sương phủ đều đẫm chùm bông, đọt và lá non. Nên phun vào buổi chiều.
- Bọ trĩ rất nhanh kháng thuốc nên cần thay đổi gốc thuốc giữa các lần sử dụng.
Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.
Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.