PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ HIỆN TƯỢNG NÁM NẮNG, THỐI TRÁI TRÊN TRÁI BƯỞI DA XANH

Cây bưởi da xanh là một loại cây có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Nhưng khi bước vào giai đoạn nắng nóng, trái bưởi rất dễ bị hiện tượng nám nắng, thối trái. Dẫn tới giảm chất lượng trái, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vườn cây.

  1. Nguyên nhân:
  • Vị trí để trái chưa phù hợp, trái chịu tác động của ánh sáng mặt trời trực tiếp thời gian dài trong ngày.
  • Do nấm Colletotrichum sp gây hại.
  • Cây bưởi thiếu hụt các hàm lượng trung lượng: Ca, Mg, S.
  1. Biểu hiện gây hại:
  • Trái bưởi chuyển từ màu da xanh sang màu vàng, nâu (sẽ xuất hiện nhiều ở các mặt của trái theo hướng nhận ánh sáng mặt trời từ hướng tây).
  • Vỏ trái phần trung tâm nám vàng chuyển cháy nâu như bị đốt, dần loang rộng ra. Nặng hơn sẽ bị thối nhũn (do túi dầu của vỏ trái bưởi bị vỡ, đốt nóng liên tục khi ánh sáng mặt trời chiếu vào).

  1. Tác động gây hại:
  • Trái bưởi bị chai, kém phát triển. Mẫu mã trái xấu.
  • Múi bưởi bị khô, chua.
  • Giá trị thương phẩm, dinh dưỡng của trái bưởi giảm rõ rệt.

  1. Biện pháp phòng trừ:

a. Biện pháp canh tác:

  • Bón phân cân đối, tạo tán và tỉa cành hợp lý, giúp bộ lá của cây che chắn tốt cho trái, giảm bớt cường độ ánh sáng ban ngày ảnh hưởng tới trái.
  • Các khu vực trái có cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp liên tục, sử dụng thêm các tấm nilon tối màu để che trái (lưu ý khi che không làm ảnh hưởng tới việc phòng trừ sâu bệnh cho trái).
  • Hạn chế tối đa việc để trái đầu cành, khu vực cành có bộ lá ít.
  • Định kỳ bón vôi và các dòng phân gốc giàu trung lượng như Ca, Mg, S. Giúp vỏ trái phát triển cứng cáp hơn.
  • Hạn chế trồng trong vườn các cây ký chủ của rầy rệp, bọ chích hút như cà tím, đậu bắp, ớt, mướp...

b. Biện pháp sinh học:

  • Định kỳ hàng tháng bổ sung các dòng phân HCVS như Trichomix, HCVS N1...giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh tốt cho vườn cây.
  • Trong mùa mưa, định kỳ hàng tháng sử dùng các chế phẩm sinh học như Tricoderma, Tricho BT, Meta...kết hợp bám dính sinh học Neem, Neem Chito...giúp phòng ngừa nấm, xua đuổi côn trùng gây hại trái.

c. Biện pháp hóa học:

  • Khi trái bị nám nắng và thối trái gây hại nên sử dụng dòng sản phẩm đặc trị, hỗ trợ trái như Amilan, Mekong vil...kết hợp các dòng phân bón lá như Canxibo sillic, Natucar...Xử lý 2 lần liên tục, cách nhau 7 ngày.

  • Trong giai đoạn trái phát triển, định kỳ hàng tháng tiến hành phòng trừ các đối tượng côn trùng chích hút và sâu gây hại trái bằng các sản phẩm như Stun, Mãnh hổ, Bakari...giúp hạn chế việc tạo vết thương hở trên vỏ trái.

Lưu ý:

  • Sau khi tiến hành các biện pháp hóa học 10 ngày cần thực hiện các biện pháp sinh học để ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
  • Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, khi phối trộn nhiều loại thuốc hóa học với nhau, cần được các kỹ sư tư vấn, đảm bảo phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

< Trở lại