Rẹp sáp gây hại cây cafe và cách phòng trừ
Triệu chứng gây hại:
Rệp sáp tấn công gây hại trên các bộ phận của cây café: lá, rể, hoa và trái;
- Rệp cái đẻ trứng ở các kẻ lá, chùm hoa và quả non ở đầu cành.
- Chích hút cuống quả non làm qủa khô, rụng.
- Chích hút cổ rễ tạo vết thương nấm xâm nhiễm.
Rệp sáp gây hại quanh năm, gây hại mạnh vào mùa khô. Khi vườn cà phê bị rệp sáp tấn công mạnh sẽ xuất hiện thêm lớp nấm muội đen bao phủ quanh chùm quả lẫn lá. Khiến lá bị giảm khả năng quang hợp úa vàng rồi rụng đi.
Đặc điểm hình thái:
Rệp sáp: Planococcus spp. có màu hồng nhưng bên ngoài được bao phủ bỡi một lớp sáp màu trắng.
- Rệp cái hình bầu dục, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài 3mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.
- Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.
Sự phát sinh, phát triển, gây hại của rệp:
Thời điểm xuất hiện của rệp sáp là vào thời điểm cây cà phê nở hoa đến hết vụ thu hái. Thời điểm chúng tấn công gây hại mạnh nhất là vào mùa khô và đầu mùa mưa. Khi có mưa nhiều thì sự tấn công của chúng bắt đầu giảm bớt xuống, khi vườn có rệp sáp thì sẽ kéo theo sự xuất hiện của kiến, rệp vẩy xanh và nâu.
Vòng đời của rệp sáp gây hại cây cà phê là 26-40 ngày giai đoạn trứng 5-7 ngày chúng đẻ trứng trên kẻ lá, chùm hoặc nụ. Số lượng trứng mỗi lần rệp cái sinh sản rất lớn đến 500 trứng, khi rệp con đường 2-3 ngày tuổi bắt đầu bò ra ngoài có thể tấn công gây hại được rồi.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây cà phê
Phòng trừ rệp sáp gây hại cà phê hiệu quả điều trước tiên hộ trồng cần kiểm tra vườn tược thường xuyên. Nhất là vào thời điểm mùa khô cần có biện pháp sử lý kịp thời áp dụng song song biện pháp canh tác lẫn biện pháp hóa học.
+ Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành và dọn dẹp vườn cây cho thông thoáng, hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Cắt đốt những cành bị rệp sáp tấn công gây hại, bảo vệ các loài thiên địch như rùa đỏ, bọ mắt vàng, nhện….
Tăng cường sử dụng vôi bột hàng năm 0,5-1kg/gốc và các loại phân hữu cơ vi sinh như: Trichomix (DT), BLC09 Trichoderma (Đầu Trâu)… Tuyệt đối không sử dụng các loại phân chuồng chưa được ủ hoai mục.
+ Biện pháp hóa học: Phun thuốc diệt trừ rệp sáp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non, nên phun nước trên tán trước khi phun thuốc sẽ tăng tác dụng của thuốc và xịt nhắc lại sau 5-7ngày. Nếu rệp sáp ở dưới gốc thì tưới thuốc vào gốc.
Một số loại thuốc đặc trị rệp sáp như: DaiethylFos 600EC, Hiddink 630EC, Spaceloft 595EC…. Kết hợp với Daiphat 30WP hoạt Topogold 210WP để tăng hiệu quả diệt trứng rệp.