CHĂM SÓC CÂY CAO SU KINH DOANH GIAI ĐOẠN MÙA MƯA

CHĂM SÓC CÂY CAO SU KINH DOANH GIAI ĐOẠN MÙA MƯA

   Cây cao su là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Phước. Ở thời điểm này các vườn cây đã đi vào khai thác ổn định. Do đó để đảm bảo vườn cây cao su cho năng suất tốt thì cần phải có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho vườn cây.

  1. Vệ sinh vườn:
  • Làm cỏ hàng: làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m bằng thủ công hoặc hóa chất, hạn chế làm tổn thương cho rễ và thân cây. Đối với những vườn có độ dốc lớn chỉ làm sạch cỏ cách gốc 1m và phần còn lại phát cỏ như giữa hàng.
  • Làm cỏ giữa hàng: làm cỏ thường xuyên giữa hàng cao su và giữ lại thảm cỏ dày khoảng 10cm để chống xói mòn.

  1. Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong khi khai thác:
  • Chỉ mở miệng cạo khi vườn cây đã có tầng lá ổn định. Và ngưng cạo khi vườn cây có 30% số lá trong vườn nhú chân chim.
  • Áp dụng đúng chế độ cạo D2, D3 không cạo D1.

  • Cạo đúng kỹ thuật cách tượng tầng (1-1.3mm), tránh cạo phạm gỗ, cạo sát (cách tượng tầng dưới 1mm). Và tránh cạo cạn (cách tượng tầng trên 1.3mm).
  • Sử dụng nồng độ kích thích mủ đúng nồng độ và đúng tuổi cây như sản phẩm Stimulate, Nutrilatex...(Ethephone 1.25% đối với cây đã cạo từ 1-6 năm, sử dụng 2 lần 1 năm; Ethephone 2.5% đối với cây đã cạo từ 7 năm trở lên, sử dụng 3 lần 1 năm).
  • Sử dụng máng che mưa để bảo vệ miệng cạo và tô mủ, hạn chế việc nước mưa tiếp xúc với mặt cao.
  • Khi áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp cho vườn cây ổn định năng suất, kéo dài thời gian khai thác của vườn cây và đồng thời hạn chế nấm bệnh gây hại.

  1. Hỗ trợ phân bón giúp ổn định năng suất và tuổi thọ vườn cây:
  • Xử lý làm hoai mục kịp thời lớp lá, cành...và phòng ngừa nấm bệnh phát sinh tại hàng 6m, bằng chế phẩm Tricoderma phun xịt trong mùa mưa định kỳ 1-2 tháng/lần (Trung bình sử dụng 4-6 gói Men Tricodema/ha/1 lần xử lý).
  • Sau đó 10 ngày bổ sung các dòng phân bón gốc giúp cho cây tăng sản lượng và độ mủ. Chia làm 2 lần bón:
  • Đầu mùa mưa: 

+ Bón phân HCVS Trimix – N1 chuyên dung cho cây cao su với liều lượng từ 500-700kg/ha. Giúp cải tạo đất, kích thích bộ rễ phát triển và phòng trừ nấm bệnh cho vườn cây (Bệnh nấm hồng, phấn trắng...)

+ Sau đó từ 10-15 ngày bổ sung thêm các sản phẩm NPK như 21-10-10 TE ,16-16-8 TE, …. Với liều lượng từ 150-200kg/ha. Giúp tăng sản lượng mũ khai thác, thông ống mủ ở những vườn cây hay bị đông mũ. Đối với những vườn có độ mủ thấp thì nên thay thế bằng các sản phẩm có hàm lượng Kali cao như: 15-5-20 TE ,19-9-19 TE…

  • Cuối mùa mưa:

+  Giai đoạn này nên sử dụng các sản phẩm NPK có hàm lượng đạm và kali cao như: 15-5-20 TE ,19-9-19 TE, 20-20-15 TE,… giúp cho ổn định độ mủ và sản lượng mủ với liều lượng từ  200-250kg/ha.

  1. Phòng trừ bệnh hại:
  • Các bệnh chính gây hại trên cao su kinh doanh như: phấn trắng, nấm hồng, vàng rụng lá, loét sọc mặt cạo...
  • Khi phát hiện bệnh gây hại trên 5% diện tích cây trong vườn thì tiến hành xử lý bằng các sản phẩm như: Amilan, Sạch nấm bệnh, Mekongvil,…
  • Đối với các bệnh gây hại trên trảng ba, thân, miệng cạo như nấm hồng, loét sọc miệng cạo... thì khi phát hiện cần phải xử lý ngay bằng các sản phẩm như: Valicare, Villa fuji, Rubercare, … để phun xịt hay quét trực tiếp lên khu vực bệnh gây hại.

  1. Lưu ý:
  • Tiến hành phun vào thời điểm trời mát.
  • Cần xử lý liên tục 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.
  • Hạn chế không nên đốt lá trong vườn cây.
  • Khi phối trộn các loại thuốc với nhau để phun xịt cần được sự tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp, tránh làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

 

< Trở lại