PHÒNG TRỪ BỆNH NẤM HỒNG GÂY HẠI TRÊN CÂY CAO SU

 

Bệnh nấm hồng là một trong những căn bệnh gây hại phổ biến trên cây cao su kinh doanh. Bệnh gây hại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đặc biệt trong thời gian khai thác mũ, làm giảm sản lượng mũ nhanh. Vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ thường xuyên và kịp thời.

  1. Nguyên nhân:

Do nấm Corticium salmonicolor gây ra.

  1. Điều kiện phát sinh của nấm bệnh:

- Thời tiết có sương mù, mưa nhiều.

- Vườn rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao.

- Mất cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là dư đạm, thiếu các chất trung vi lượng.

  1. Dấu hiệu nhận biết bệnh:

Bệnh thường xuất hiện ở vị trí phân cành của cây hay còn gọi chẳng ba. Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn sau: 

- Bệnh nhẹ:

+ Ban đầu vỏ xuất hiện màu hơi trắng, đồng thời có những giọt mủ chảy ra. Tiếp theo là những khuẩn ty trắng giống như mạng nhện phát triển xung quanh.

+ Gặp điều kiện thời tiết thuận lợi vết bệnh chuyển từ màu trắng sang hồng nhạt và lan rộng. Ty khuẩn phân bố dày đặc, xâm nhập sâu vào vỏ, mủ chảy nhiều thành vệt dài và hóa đen do bị oxy hóa.

Bệnh chuyển nặng:

+ Vết bệnh chuyển sang màu hồng đậm, phần tán lá trên vết bệnh chuyển qua vàng và héo rũ sau đó toàn bộ cành lá phía trên đều chết khô.

+ Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi bất định, lúc này vỏ đã hoàn toàn bị hủy hoại và nứt từng mảng.

+ Vết bệnh gây hại ngay cả trên mặt cạo. Nếu cây cao su bị cụt ngọn, cây sẽ khó có khả năng phục hồi và giảm rất nhanh sản lượng mũ trong một thời gian ngắn.

  1. Biện pháp phòng trừ:

a. Biện pháp canh tác:

- Thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa.

- Bổ sung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ đa trung vi lượng. Đặc biệt tránh bón thừa đạm.

- Trồng cây với mật độ thích hợp và lựa chọn giống sạch bệnh.

- Kiểm tra vườn thường xuyên, đặc biệt khi điều kiện có sương hoặc mưa liên tục để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

- Cắt đốt bỏ những cành chết do bệnh, đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế sự lây lan.

b. Biện pháp sinh học:

- Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh (Trichomix-CTĐ, Trimix-N1 Cao Su, …), đặc biệt trong giai đoạn mùa mưa, để tăng sức đề kháng cho cây.

- Định kỳ hàng tháng trong mùa mưa hay khi thời tiết có sương nhiều thì tiến hành phun xịt ướt đều lên thân và đặc biệt ở các chẳng ba của cây bằng các chế phẩm sinh học có khả năng đối kháng tốt nấm bệnh như Tricho-Nema, Trichoderma …

c. Biện pháp hóa học:

- Khi mới xuất hiện bệnh nên tiến hành áp dụng các biện pháp hóa học để trừ bệnh sớm nhất cho vườn, bằng cách sử dụng các sản phẩm đặc trị như Villa fuji, Valicare,…nồng độ 1% kết hợp với bám dính Neem để xịt cho toàn vườn (xịt kỹ cho chẳng ba của cây).

- Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng bà con nên cạo sơ lớp vỏ bị gây hại sau đó tiến hành xử lý bằng các sản phẩm như Valicare, Villa Fuji… nồng độ 2% kết hợp bám dính Neem. Xử lý kỹ phần nấm gây bệnh (Xử lý ít nhất 2-3 lần, cách nhau giữa các lần là 7 ngày để mang lại hiệu quả cao).

  1. Lưu ý:

- Sau khi tiến hành các biện pháp hóa học 10 ngày cần thực hiện các biện pháp sinh học để ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao hiệu quả phòng bệnh (Bằng các sản phẩm nấm đối kháng Tricoderma, Trico Nema...)

- Khi cây bị bệnh nặng nên dừng việc khai thác để tránh cây bị suy.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

 

< Trở lại