BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU GIAI ĐOẠN RA CHỒI NON VÀ HOA

Cây điều là một loại cây công nghiệp dài ngày, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Tỉnh Bình Phước nói riêng. Là một loại cây trồng được bà con lựa chọn trồng nhiều. Vườn điều cũng sẽ đem lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho bà con nếu chúng ta biết chăm sóc vườn đúng cách.

Hiện tại cây điều đang bước vào giai đoạn rụng lá già, ra chồi non và hoa. Giai đoạn này cây điều rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết và bị nhiều đối tượng sâu bệnh tấn công. Do đó cần có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn kịp thời và hợp lý.

  1. Nắm bắt tốt thực trạng của vườn cây:

+ Thăm vườn thường xuyên từ 3-5 ngày 1 lần.

+ Tỷ lệ lá già rụng, chồi non và hoa ra trên 50% số lượng cây trong vườn thì bắt đầu áp dụng các biện pháp phun xịt chăm sóc.

+ Hạn chế tối đa việc đốt lá làm cháy rễ, khói và hơi nóng làm cháy lá non, chồi hoa (nên thổi lá lại thành đống dài, dùng bạt phủ nông nghiệp xử lý để ủ thành phân hữu cơ, bón lại cho vườn cây vào năm tiếp theo).

  1. Hỗ trợ phân bón lá dưỡng đọt và hoa:

+ Khi chồi non ra 5-7 lá tiến hành sử dụng các dòng phân bón lá để hỗ trợ dưỡng đọt, tạo mầm hoa cho cây.

+ Sử dụng các sản phẩm có chứa hàm lượng lân, kali cao, giàu trung vi lượng như PBL 6-30-30, Feed Vọt hoa điều 10-30-30...giúp hoa ra đều, chùm hoa to mập.

+ Để tăng sức sống của hạt phấn, làm mát hoa, bổ sung thêm sản phẩm như Humat Vi lượng THT...

  1. Phòng trừ sâu gây hại:

+ Các đối tượng gây hại chính cho đọt non và hoa điều giai đoạn này như sâu róm, sâu ăn lá, bọ vòi voi, bọ xít, bọ trĩ, rệp sáp...

+ Khi phát hiện đối tượng gây hại trên 5% số lượng chồi non và hoa trên vườn, tiến hành xử lý bằng các sản phẩm như Stun 20SL, Somethring 10EC, Kasaki 95EC, Bác sĩ điều, Mãnh hỗ Chavet....

+ Luân phiên các loại thuốc giữa các đợt xịt, để tránh các đối tượng sâu rầy gây hại kháng thuốc.

  1. Phòng trừ bệnh gây hại:

+ Các bệnh gây hại chính giai đoạn này như bệnh thán thư, khô bông, cháy lá...

+ Khi phát hiện bệnh gây hại trên 5% số lượng chồi non và hoa trên vườn, tiến hành xử lý bằng các sản phẩm như Mekong Vil 5SL, Sạch Nấm bệnh (Grandgol 80SC), Amilan....

  1. Lưu ý:

+ Tiến hành phun xịt vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Xử lý phun xịt liên tục 2 lần cách nhau 7-15 ngày.

+ Nếu xịt xong gặp mưa, hoặc trong quá trình ra chồi non và hoa gặp mưa, nên tiến hành phun xịt lại cho vườn thời gian gần nhất. Giúp hạn chế môi trường ẩm độ cao, sương giá tạo điều kiện sâu bệnh phát sinh gây hại.

+ Đặc biệt nếu vườn đang bị bệnh gây hại chồi non, làm khô hoa thì chỉ nên sử dụng thuốc trừ bệnh để xử lý cho vườn, không pha chung với các dòng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng.

+ Khi phối trộn nhiều loại thuốc để phun xịt cùng nhau cần được sự tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp, tránh làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

< Trở lại