PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ SÂU ĐỤC TRÁI GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU

Cây điều trên địa bàn Tỉnh Bình Phước đang bước vào giai đoạn nuôi trái, chắc hạt. Tiến tới thu hoạch cho niên vụ năm 2025. Giai đoạn này trái và hạt điều bị nhiều đối tượng sâu hại tấn công. Một trong những đối tượng gây hại đặc biệt nguy hiểm giai đoạn này là sâu đục trái.

Sâu đục trái làm cho hạt và trái điều không thể phát triển được, từ đó trực tiếp làm giảm phẩm chất, chất lượng của hạt điều khi thu hoạch. Do đó cần có các biện pháp phòng trừ sớm và liên tục.

1. Đặc điểm của sâu đục trái:

- Sâu non có màu nâu với nhiều đốt, đầu có màu đen. Khi trái bị gây hại đã khô, sâu sẽ di chuyển sang trái khác. Vòng đời của sâu non trung bình khoảng 18-22 ngày.

- Sâu trưởng thành thường đẻ trứng vào kẻ giữa trái và hạt. Trứng phát triển thành sâu trưởng thành mất trung bình từ 26-31 ngày.

- Cuối giai đoạn sâu trưởng thành rơi xuống đất và hóa nhộng màu nâu vàng.

2. Triệu chứng gây hại:

- Khi trứng nở, sâu non sẽ ăn phần thịt của trái và hạt non. Lớp đục của sâu thường được che phủ bởi lớp phân bài tiết, thải phân tạo thành lớp mùn bên ngoài, gây xì mũ.

- Sâu đục trái gây hại làm các chùm điều dính lại với nhau, trái và hạt không phát triển được nữa, khô và teo đen dần.

3. Biện pháp phòng trừ:

Sâu đục trái điều là loài sâu hại rất khó phòng trừ khi chúng đã đục sâu vào trái và hạt, giai đoạn này phun thuốcsẽ khó hiệu quả trên những trái đã bị gây hại. Do đó cần tiến hành tổng hợp các biện pháp quản lý như sau:

a. Biện pháp canh tác.

- Tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch, cắt tỉa loại bỏ những cành sâu bệnh, khô, cành không cho năng suất, giúp cho vườn cây thông thoáng.

- Bổ sung vôi rải quanh gốc và phần gốc 1,5m từ mặt đất lên vào giai đoạn đầu mùa mưa cho vườn điều với lượng 300-500kg/ha.

- Vào thời kỳ cây bắt đầu hình thành trái non cần tiến hành kiểm tra vườn thường xuyên. Để phát hiện sớm khi sâu non mới gây hại.

b. Biện pháp sinh học.

- Quản lý nhộng trong đất bằng cách bổ sung các loại phân bón vi sinh có khả năng phòng trừ nhộng sâu hiệu quả như: Trichomix- CTĐ, Trichomix – lân vi sinh, với liều lượng từ 500-700kg/ ha, Tricho BT, Nấm xanh Meta...vào giai đoạn mùa mưa.

- Nuôi và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như kiến vàng, ong ký sinh họ Trichogrammatidae.

c. Biện pháp hóa học.

- Vào giai đoạn khi cây hình thành trái non, lộn hạt thì tiến hành phun xịt các sản phẩm như Haihamec 3.6EC YTK, Imbup 30WP PL… để quản lý trứng sâu và sâu non trên trái.

- Khi phát hiện có sâu đục trái gây hại trên 5% trong vườn, cần loại bỏ các  trái đã bị gây hại và tiến hành phun xịt kỹ bằng các sản phẩm thuốc như: Bác sĩ điều 3.6EC PL, F50 50WG UC… kết hợp với Bám dính Neem-chito ĐT hoặc Thấm sâu Super Absoben NSG, để tăng hiệu quả phòng trừ. Xử lý phun xịt liên tục 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần.

4. Lưu ý:

- Tiến hành phun xịt vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Nếu xịt xong gặp mưa, hoặc trong quá trình cây điều đang lộn hạt, nên tiến hành phun xịt lại cho vườn thời gian gần nhất. Giúp hạn chế môi trường ẩm độ cao tạo điều kiện sâu bệnh phát sinh gây hại.

- Khi phối trộn nhiều loại thuốc để phun xịt cùng nhau cần được sự tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp, tránh làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059 – Ks. Lê Văn Thành: 0969.726.387.

 

 

 

< Trở lại