BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU GIAI ĐOẠN MÙA MƯA 2022
Sau mỗi vụ thu hoạch của cây điều thì bà con cần có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phục hồi sớm và kịp thời cho vườn cây. Để có một vườn điều khoẻ mạnh, cho năng suất tốt niên vụ sau, chúng ta cần kết hợp hài hoà giữa các biện pháp canh tác, sinh học và hoá học với nhau.
I. Biện pháp canh tác:
+ Cắt tỉa cành hợp lý như: Cành sát mặt đất, giao nhau, cành vượt trong thân, cành sâu bệnh, tạo tán vườn cây thật thông thoáng giúp cây dễ dàng quang hợp, hạn chế sự đỗ ngã trong vườn.
+ Kiểm tra đối tượng sâu đục thân, sâu đục cành... đẻ trứng và tiêu diệt bằng phương pháp rải vôi lên thân (từ mặt đất lên thân tầm 1-1,5m) và toàn bộ mặt đất. Chú ý vào những vị trí rậm rạp, nơi chứa xác bã thực vật như: lá, thân, cành gãy…(Với liều lượng từ 300-500kg/ha).
II. Biện pháp sinh học:
+ Chủ động phòng ngừa mối, rầy rệp và trứng sâu đục thân...bằng các chế phẩm Tricho BT+Daiphap rải gốc (với liều lượng từ 10-20g/gốc, rải sau khi bón vôi 10 ngày).
+ Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các sản phẩm hữu cơ vi sinh có chứa nấm đối kháng Trichoderma như sản phẩm Trichomix-DT…(với liều lượng từ 500-1000kg/ha).
III. Biện pháp hoá học:
+ Tiến hành rửa vườn bằng cách phun các sản phẩm phòng trừ nấm bệnh như: Grandgold 80SC, Anvil 5SC, Amilan 300SC… Kết hợp với các thuốc sâu diệt trứng như: Chavet, chesone, daiphat…
+ Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các sản phẩm bón gốc NPK có hàm lượng đạm, lân cao và có bổ sung trung vi lượng (TE) như: NPK 20-10-10, NPK 20-20-15; NPK 30-10-10; NPK 20-5-5... Bón theo tán lá với liều lượng từ 150-300kg/ha.
IV. Một số sâu bệnh hại cần lưu ý:
1. Bọ xít muỗi:
- Bọ xít muỗi hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm và chiều mát. Cả bọ xít muỗi trưởng thành và ấu trùng bọ xít muỗi đều tấn công gây hại các phần non như lá non, chồi non. Vết chích lúc đầu có màu xám, sau khi bị thâm đen, gây hư đọt, cháy lá. Vết thương tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh khác tấn công.
- Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ dại, rong, tỉa nhẹ các cành nhỏ không hợp lý, thu gom cành lá, tiến hành hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi đến gây hại. Bón cân đối NPK, không bón quá nhiều phân đạm.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như kiến vàng, bọ ngựa và nhện lớn bắt mồi. Sử dụng chế phẩm sinh học Nakisi - BT MET để phun khi bọ xít muỗi tuổi còn nhỏ.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu như: Chesone 300WP, Mãnh hổ 600WP, Daiphat 30WP, Somethrin 10EC, Alfapathrin 10EC… Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi cây chuẩn bị ra chồi non, lá non.
2. Bọ vòi voi:
- Sâu trưởng thành dùng vòi đục nhiều lỗ liên tiếp nhau vào thân chồi non rồi đẻ trứng. Trứng nở thành sâu non đục lên ngọn làm lá trên ngọn co lại, héo xanh sau chuyển sang màu nâu đen và ngọn bị chết khô.
- Khi phát hiện chồi non bị héo cần cắt bỏ và đem đi tiêu huỷ, có thể phun thuốc vào thời điểm ra đọt non hay vào thời điểm mật độ bọ trưởng thành nhiều. Sử dụng các sản phẩm như: Cadicone 606EC, Dragongold 585EC, Bakari 512EC...
3. Bọ trĩ:
- Thường phát triển mạnh trong điều kiện khô, giai đoạn ra đọt non, gây hại trên lá non, chồi non. Vết chích có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công.
- Sử dụng thuốc trừ sâu như: Stun 20SL, Kasaki USA 130EW...
4. Bệnh thán thư:
- Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, thường phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và thiếu ánh sáng.
- Sử dụng các sản phẩm như Grandgold 80SC; Anvil 5SC; Amilan 300SC... để phun xịt phòng định kỳ và đặc trị khi phát hiện bệnh.
5. Bệnh cháy lá khô cành:
- Nguyên nhân là do nấm Pestalotia sp và Botryodiplodia kết hợp gây ra. Nấm bệnh thường xâm nhập qua vết thương cơ giới, hoặc do côn trùng cắn phá và lây lan qua không khí. Ngoài ra bệnh còn gây hại nặng trên những vườn điều chăm sóc kém, nhiều cỏ dại, bón phân không hợp lý.
- Để phòng bệnh hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau: Thường xuyên thăm vườn phát hiện bệnh kịp thời, vệ sinh vườn, thông thoáng. Hạn chế côn trùng gây vết thương cơ giới như bọ xít muỗi, bọ vòi voi, sâu đục thân...
- Sử dụng các sản phẩm như: Verygold 325SL, Tiljapane, Polysuper.. để xịt phòng cũng như đặc trị khi phát hiện bệnh.
Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.
Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.