PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ BỆNH XƠ ĐEN MÚI TRÊN CÂY MÍT THÁI

Hiện tượng xơ đen múi trên cây mít thái hiện nay rất phổ biến, nếu vườn cây chăm sóc và để trái không hợp lý. Hiện tượng này làm trái méo mó, giảm chất lượng và độ ngọt của trái, từ đó gây thiệt hại rất lớn cho năng suất vườn.

  1. Dấu hiệu nhận biết:

   Trái bị xơ đen có hình dạng méo, đầu trái nhỏ, da không bóng, trái xù xì, tối, sần. Khi thu hoạch bổ ra phần xơ bên trong bị đen, múi bị lép, hạt không phát triển.

  1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh:

a. Nguyên nhân:

  • Do vi khuẩn Pantoea stewartiiStewartii
  • Do thiếu hụt yếu tố trung lượng Canxi.

b. Điều kiện phát sinh:

  • Khi có nước mưa, vi khuẩn theo nướm của hoa vươn ra ngoài thụ phấn, xâm nhập vào vòi nhụy và đến bầu noãn. Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ tinh được, hạt bị lép lửng. Nếu vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen. Ngoài ra vi khuẩn có thể đi vào trái là khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây hại.
  • Mưa nhiều canxi trong đất bị rửa trôi và đất có PH thấp, dẫn đến thiếu hụt canxi trong đất.
  1. Biện pháp phòng trừ:

a. Biện pháp canh tác:

  • Vườn cần có hệ thống mương để thoát nước tốt trong mùa mưa, trồng với mật độ cây phù hợp và thông thoáng.
  • Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn. Các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn hoàn toàn. Tuy nhiên khó thực hiện do chi phí cao và tốn công.
  • Ưu tiên việc chọn lựa đúng cành mang trái đạt tiêu chuẩn, tuyển lựa trái (loại bỏ trái méo, gai nở không đều và đen...) ngay ban đầu.
  • Bổ sung vôi định kỳ 2-3 tháng/lần cho vườn, đặc biệt trong mùa mưa, đối với các nền đất chua (PH thấp).

b. Biện pháp sinh học:

  • Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh (Trichomix-CTĐ, Trimix-N1, …) để duy trì cho đất tơi xốp, ổn định PH đất và cung cấp thêm các vi sinh vật đối kháng nấm bệnh.
  • Định kỳ 1-2 tháng/lần nên bổ sung các dạng men Trichoderma, Nano bạc, Tricho BT... để xử lý phòng định kỳ trong mùa mưa.

c. Biện pháp hóa học:

  • Chủ động thường xuyên phòng trừ vi khuẩn cho vườn cây, xử lý vào cuống và trái, phun ít nhất 2-3 lần vào các thời điểm: nhú cựa gà, trước và sau khi đậu trái, với các dòng thuốc gốc kháng sinh như sạch khuẩn, polysuper...kết hợp xử lý phòng trừ các dòng rầy rệp và côn trùng chích hút bằng sản phẩm như cheones, daiphat...để bảo vệ trái hiệu quả tối ưu.
  • Bổ sung thêm các dạng phân bón lá có hàm lượng giàu canxi như canxibo, canxibo sillic, natucar…xử lý định kỳ hàng tháng trong giai đoạn nuôi trái.

Lưu ý:

  • Do vi khuẩn phát triển mạnh trong những tháng mưa nhiều như tháng 7, 8, 9, 10 hàng năm nên cần xem xét để trái trong thời gian này cho phù hợp.
  • Trong quá trình sử dụng nhiều loại thuốc hóa học để phòng trừ bệnh cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và cần được sự tư vấn của các kỹ sư để đảm bảo việc phối trộn các loại thuốc phù hợp và hiệu quả nhất.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059

< Trở lại