KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG XOĂN LÁ, CHÙN NGỌN TRÊN CÂY SÂU RIÊNG NIÊN VỤ 2022

Sầu riêng là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, đang được bà con tỉnh Bình Phước mở rộng diện tích trong những năm gần đây. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc bà con còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hiện tượng xoăn lá, chùn ngọn gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng của cây.

1. Nguyên nhân:

- Do các loại côn trùng chích hút gây hại như rầy xanh, rầy trắng, rệp sáp...

- Do mất cân đối dinh dưỡng các yếu tố đa trung vi lượng.

- Do virus gây hại.

2. Biểu hiện gây hại:

 - Lá non bị xoăn, đỉnh sinh trưởng không phát triển.

- Lá bị co nhỏ lại, không mở được, dễ bị dập gãy.

- Xuất hiện thêm các vết cháy ở mép lá hay toàn bộ lá non, lá bánh tẻ.

- Những cây bị gây hại phát triển chậm. Lá mỏng, không có màu xanh đậm.

3. Điều kiện phát sinh gây hại:

- Độ ẩm trong vườn cao, vườn rập rạp, ít thông thoáng.

- Trồng xen các cây kí chủ của côn trùng chích hút như: cà tím, đu đủ, sả...

- Xử lý thuốc chưa đúng thời điểm khi cơi lá non nhú le.

4. Biện pháp phòng trừ:

a. Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đất trồng, xử lý hố trồng bằng vôi trước khi tiến hành trồng mới.

- Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm và bổ sung đầy đủ các yếu tố trung, vi lượng cho cây như:Ca - Bo - Mg - Zn - Mn – Mo….

- Phân chuồng trước khi bón cần được ủ hoai bằng chế phẩm Trichoderma.

- Trồng cây với mật độ thích hợp và lựa chọn giống khỏe, sạch bệnh.

- Không trồng âm và vườn cần phải có hệ thống thoát nước tốt.

- Vùng quanh gốc cần để thông thoáng, tránh tủ kín vùng cổ rễ sát thân.

- Định kỳ hàng tháng tiến hành cắt tỉa những cành sát đất, cành sâu bệnh.

- Bón vôi định kỳ 2-3 lần/năm, vừa giúp sát khuẩn, virus, nấm, vừa đảm bảo cung cấp kịp thời Canxi cho cây.

- Quản lý cỏ dại trong vườn hợp lý.

b. Biện pháp sinh học:

- Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh (Trimix-N1, Trichomix-LVS…) để duy trì cho đất tơi xốp và cung cấp thêm các vi sinh vậtcó ích đối kháng nấm bệnhgây hại.

- Định kỳ 1-2 tháng/lần bổ sung các loại chế phẩm sinh học có khả năng đối kháng tốt với sâu bệnh gây hại như Tricho-Nema, nấm xanh, nấm trắng... để phòng trừ định kỳ cho cây hiệu quả.

c. Biện pháp hóa học:

- Khi cơi non mới nhúle đạt từ 1-1,5cm, cần xử lý phòng trừ các loại côn trùng chích hút bằng các sản phẩm như: Daiphat, Stun, DT-ABA…kết hợp các sản phẩm phòng trừ vi khuẩn và virus gây hại như sạch khuẩn, Polysuper, nano bạc...Tiến hành phun xịt 2-3 lần cách nhau 7 ngày/lần.

- Khi vườn sầu riêng có dấu hiện tượng bị xoăn lá, chùn ngọn cần tiến hành xác định chính xác nguyên nhân gây hại và xử lý ngay.

- Cần loại bỏ những cây bị nhiễm virus nặng không còn khả năng phục hồi ra khỏi vườn, tránh lây lan. Sau đó rải vôi toàn bộ vị trí cây nhiễm bệnh.

- Sau 3-5 ngày tiến hành dùng sản phẩm như Penac, siêu lân đỏ...kết hợp các dòng sản phẩm giàu trung vi lượng như vi lượng THT... tưới gốc. Kết hợp xử lý phun xịt trên lá các sản phẩm như: Mãnh hổ, Miretox...cùng các sản phẩm phòng trừ virus như Gallegold….Xử lý liên tục 2 lần, cách nhau 5-7 ngày/lần.

- Ngoài ra sau khi xử lý xong các đợt tưới thuốc và phun xịt qua lá cần bổ sung lại cho cây các sản phẩm phân NPK và trung vi lượng cân đối như: NPK15-15-15TE, NPK 16-16-16TE… + Anomix… để giúp cây phục hồi tốt.

* Lưu ý:

- Khi cắt tỉa cành cho vườn cây cần phải sát khuẩn dụng cụ cắt, giúp tránh bị lây nhiễm virus, nhiễm bệnh giữa các cây trong vườn.

- Hiện tượng này cây cần phát triển thêm từ 2-3 cơi đọtnon tiếp theo mới có thể phục hồi hoàn toàn. Do đó trong quá trình xử lý cần phải theo dõi vườn thường xuyên.

- Sau khi tiến hành các biện pháp hóa học 10 ngày cần thực hiện các biện pháp sinh học để nâng cao hiệu quả.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

< Trở lại