CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH NIÊN VỤ 2022-2023
Sau thu hoạch việc chăm sóc sầu riêng là bước vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi lại cây, chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Trong một thời gian dài cây nuôi hoa, nuôi trái, chống chịu với các đối tượng sâu bệnh gây hại và điều kiện thời tiết bất thuận... làm cây bị suy yếu.
Để cây sầu riêng có thể phục hồi tốt, khỏe mạnh thì bà con cần có một chế độ chăm sóc cho vườn cây sớm nhất và hợp lý sau thu hoạch.
- Tỉa cành, tạo tán:
- Giúp vườn thông thoáng, loại bỏ các cành vô hiệu, sâu bệnh (đối với các vườn già sẽ hạn chế xì mủ thân cây rất tốt). Để tập trung dinh dưỡng để phục hồi cây, tạo bộ lá mới và nuôi dưỡng cành mang trái khỏe mạnh với tiêu chí sau:
+ Cắt tỉa cành chồi mọc ra từ cành mang trái (cành bơi, chồi dại), những cuống còn lại trên cây. Cành sâu bệnh, già yếu, cành vượt, cành khuất sáng.
+ Cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 70cm từ dưới đất lên). Loại bỏ những cành mọc đứng, mọc ngược trong tán.
Lưu ý:
- Tỉa cành vào thời điểm nắng ráo, vết cắt sát thân hay cành để nhanh liền sẹo. Các vết cắt lớn nên dùng keo liền sẹo để bôi.
- Loại bỏ các cành, trái bị sâu bệnh ra khỏi vườn, chôn lấp và xử lý vôi (Đặc biệt là những trái bị thối và xì mủ).
- Rửa vườn:
- Sau khi tỉa cành tạo tán tiến hành xịt rửa vườn giúp diệt trừ tàn dư nấm bệnh trên toàn bộ cây, hạn chế phát sinh sau thu hoạch và xâm nhập qua các vết cắt. Đặc biệt là rong tảo, nấm hồng, nấm phytopthora...bằng các sản phẩm như KACopper, Đồng đỏ, Copforce Blue....xịt kỹ toàn cây.
- Để phòng ngừa sâu bệnh gây hại cây (sâu đục thân, rệp sáp, mối,rong, rêu...). Dùng dung dịch boocdo 5% quét hoặc xịt lên thân, cành.
- Quản lý nguồn nước:
- Thiết kế vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh úng nước, độ ẩm cao khiến nấm bệnh phát triển gây hại.
- Thường xuyên kiểm tra các hệ thống mương trong mùa mưa (đặc biệt là thời gian mưa dầm nhiều ngày), giúp dòng chảy được lưu thông liên tục.
- Bón phân:
- Sầu riêng sau thu hoạch sẽ rất cần cung cấp dinh dưỡng số lượng phù hợp với tuổi cây, năng suất của cây, để cây nhanh chóng phục hồi kịp thời, đảm bảo năng suất cho một vụ mùa tiếp theo bền vững. Với chủng loại và số lượng cụ thể như sau:
- Vôi bột: 3-5kg/cây (đạt PH từ 6-6,5)
- Phân hữu cơ : 10-20kg/cây với các sản phẩm như: HC Xanh, HC CAT, Lân Vi Sinh, Hữu Cơ Ghép Máng, HC Bỉ Zin... (Nếu dùng HC khoáng nên rãi hoặc tưới thêm men Trichoderma, bón sau khi bón vôi từ 5-7 ngày).
- Sau khi bón hữu cơ từ 15-20 ngày tiến hành tưới thêm các sản phẩm như Amino, đạm cá, Humic korea, K-humic…kết hợp các nhóm vi sinh vật đối kháng như Tricoderma, Trico Nema, BT Meet...tưới gốc TB từ 20-30l/cây giúp kích thích bộ rễ, bổ sung dinh dưỡng nhanh và phòng ngừa sâu bệnh cho vườn cây tốt hơn.
- Phân vô cơ: 1-3kg/cây (các dòng NPK có hàm lượng đạm, lân cao, kali vừa phải, bổ sung TE như NPK 19-16-8 TE, NPK 30-10-10 TE... kết hợp 0,3-0,5kg Vi lượng (bón sau khi bón hữu cơ vi sinh hay tưới Amino từ 10-15 ngày).
- Quản lý sâu bệnh hại:
- Sau khi bón phân cần chú trọng tới thời điểm cây ra chồi, đọt non để bảo vệ khỏi các đối tượng sâu bệnh hại tấn công như: sâu ăn lá, rầy, cháy lá... giúp bộ lá khỏe, đọt non ra đồng đều, tập trung. Tạo tiền đề để cây ra hoa đậu trái ổn định thời gian tới (trung bình cây sẽ ra từ 2-3 cơi lá non sẽ ra bông).
- Quá trình bảo vệ lá non cần tiến hành phun xịt sớm, khi lá non mới nhú le le, luân phiên các dòng thuốc sâu bệnh để tránh kháng thuốc. Sử dụng một số sản phẩm như sau:
- Thuốc trị sâu rầy: Rầy xanh plus, Mãnh hổ, Spadan, ...
- Thuốc trị bệnh: Amilan, Amisupertop, Eifigold, ....
- Phân bón lá: 33-11-11, Protiefer SR, 20-20-20, ...
Lưu ý: Bà con nên thăm vườn thường xuyên để nắm bắt thực trạng và sâu bệnh gây hại của vườn để đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời, đúng thời điểm.
Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.
Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.