BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG LÁ, THỐI RỄ GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG NIÊN VỤ 2022

Trong những năm gần đây sầu riêng đang là một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con. Tuy nhiên trong quá trình canh tác bà con thường gặp phải nhiều đối tượng sâu bệnh hại tấn công vườn cây. Trong đó vàng lá, thối rễ là bệnh rất nguy hiểm.

Thời gian ủ bệnh trên cây sầu riêng khá lâu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy cần có biện pháp phòng trừ thường xuyên và kịp thời.

1. Nguyên nhân:

Tác nhân trực tiếp gây bệnh là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora , trong đó nấm Phytophthora palmivora là chủ lực, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.

2. Điều kiện phát sinh của nấm bệnh:

Khi trồng mới sầu riêng bà con không tiến hành xử lí đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng ở trong đất không bị tiêu diệt (Hoặc xử lý chưa đúng cách và triệt để).

Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa.

Đất trồng có nền hữu cơ kém, bón phân hóa học thời gian dài làm đất bị chua, đất dí chặt, ít vi sinh vật có lợi, PH< 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

3. Dấu hiệu nhận biết:

 Trên lá: Bệnh nhẹ cây ra đọt non chậm, hoặc không ra đọt non so với cây bình thường, lá hơi bị vàng, chóp lá bị cháy. Khi bệnh nặng cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc, các nhánh non đầu cành bị rụng hết lá và khô chết.

Trên rễ: khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ bị tuột ra. Bệnh nặng làm rễ lớn bị thối đen và khô, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, rụng lá. Toàn bộ rễ cái bị chết dẫn đến chết cả cây.

4. Biện pháp phòng trừ:

a. Biện pháp canh tác:

- Thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa

- Trồng cây với mật độ thích hợp và lựa chọn giống sạch bệnh

- Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, tiến hành tỉa cành tạo tán để vườn cây thông thoáng, tránh mầm bệnh xâm nhập tấn công cây trồng.

- Bổ sung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ. Đặc biệt tránh bón dư đạm.

- Tăng cường bón phân Hữu cơ vi sinh (Trichomix – CTĐ, Trimix N1 cây ăn trái, Trimix N1 Ghép màng…). Đặc biệt trong giai đoạn mùa mưa, để tăng sức đề kháng cho cây, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của nấm bệnh ở vùng gốc.

- Đầu mùa mưa nên xử lý vôi toàn vườn giúp hạ phèn, khử chua cho đất vườn cây. Với liều lượng từ 500-800kg/ha.

b. Biện pháp sinh học:

- Chủ động kiểm soát nấm bệnh liên tục bằng cách phun qua lá và tưới gốc bằng sản phấm nấm đối kháng như: Tricho – Nema, men Trichoderma…định kỳ 1-1,5 tháng /lần.

- Luân phiên hàng tháng sử dụng các chế phẩm sinh học khác như nấm xanh, nấm trắng, Neem Chito...giúp kiểm soát rệp sáp, tuyến trùng...gây hại vườn cây.

c. Biện pháp hóa học:

- Vào thời điểm đầu mùa mưa, sau khi cắt tỉa cành hoặc rửa vườn sau thu hoạch cần tiến hành phun xịt toàn bộ vườn để phòng bệnh bằng các sản phẩm như: Rubercare, Dosay, Copfer Blue…

- Khi bệnh chớm xuất hiện tỷ lệ bệnh 5% trên vườn, tiến hành khoanh vùng xử lý cây bệnh, bằng cách tưới gốc với các sản phẩm như: Libero, Dosay, Rubercare…+ Penac, Siêu lân đỏ...xử lý liên tục 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần. Đồng thời nên kết hợp phun thuốc nấm trên toàn bộ cây.

5. Lưu ý:

- Trước khi xử lý thuốc trừ bệnh cần vệ sinh vườn, thu dọn cỏ dại, lá cây dưới gốc, xới nhẹ gốc bằng cuốc 3 răng để toàn bộ lượng thuốc tưới thấm vào rễ cây nhanh hơn.

- Sau khi tiến hành các biện pháp hóa học, kiểm tra vườn có dấu hiệu hồi phục, tiến hành tưới phục hồi lại cây bằng sản phẩm Can tưới Amino (Trimix DT…) + Nema, men Trichoderma.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

< Trở lại