PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ BỆNH NẤM HỒNG GÂY HẠI TRÊN SẦU RIÊNG

Bệnh nấm hồng là một loại bệnh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng. Đặc biệt đối với cây sầu riêng khi nấm hồng gây hại, sẽ phá hủy gần như toàn bộ năng suất, sản lượng của cây đó. Việc phòng trừ nấm hồng trên cây sầu riêng cũng là vấn đề đáng lo ngại của nhà vườn vì tốn rất nhiều công và chi phí.  

  1. Nguyên nhân gây bệnh:

    Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng do nấm Corticium salmonicolor; Pellicularia salmonicolor , Erythricium salmonicolor gây ra.

  1. Điều kiện phát sinh bệnh:

- Khi trong vườn có một cây bị nhiễm bệnh, bào tử nấm gây bệnh sẽ được truyền theo gió, nhanh chóng lan từ cây này sang cây khác. Chúng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay mưa.

- Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mật độ cây trồng trong vườn quá dày, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng.

- Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, kém thoáng khí, pH thấp. Vườn trồng chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, làm vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện để nấm tấn công.

- Đặc biệt xuất hiện gây hại nhiều trong thời gian cây mang trái và sau thu hoạch.

  1. Biểu hiện gây hại:

- Bệnh thường xuất hiện trên các cành nhỏ mọc ngang ở nơi phân cành.

- Khi bệnh mới xâm nhập, đầu tiên những sợi nấm màu trắng phát triển trên vỏ cây, sau đó hình thành lớp nấm dạng phấn hồng bao phủ bên ngoài vỏ cây. Bên dưới lớp phấn phủ này mô vỏ của cây bị thâm, thối làm cho cây không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng, dần dần sẽ khiến cành khô, chết.

  1. Biện pháp phòng trừ:

a) Biện pháp canh tác:

- Thăm vườn thường xuyên. Không trồng cây với mật độ quá dày. Đối với vườn bệnh nặng cần tỉa và cắt cành bị bệnh trước khi xử lý.

- Tỉa cành, tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.

- Không trồng âm và vườn cần phải có hệ thống thoát nước tốt.

- Bón vôi định kỳ 2-3 lần/năm, giúp sát khuẩn nấm và đảm bảo cung cấp đầy đủ Canxi cho cây.

- Không trồng xen các cây có cùng nguồn bệnh tấn công (Cao su, cà phê....)

b) Biện pháp sinh học:

- Xịt định kỳ hàng tháng trong mùa mưa bằng các chế phẩm Trichoderma...giúp phòng ngừa nấm hiệu quả (xử lý thêm trong gốc, xác bã thực vật theo tán cây).

- Bổ sung đầy đủ phân HCVS Trichomix, hay phân hữu cơ đã được xử lý hoai mục với nấm đối khánh Trichoderma... định kỳ 1-2 tháng/lần. Nấm đối kháng Trichoderma trong phân bón giúp kiểm soát các bào tử nấm hồng còn tồn tại trong phân thân, cành, lá trong vườn sót lại.

c) Biện pháp hóa học:

- Khi phát hiện vườn bị nấm hồng gây hại, bà con tiến hành sử dụng sản phẩm ValiNavi 5SL, Valicare 8SL, Dosay 45WP... kết hợp thêm bám dính Neem...để xịt vào thân, nơi nấm xuất hiện. Xử lý 2-3 lần liên tục, cách nhau giữa các lần xử lý từ 5-7 ngày.

- Khu vực vết bệnh nặng, tập trung, cần sử dụng thuốc với nồng độ đậm đặc để quét lên.

Lưu ý:

  • Khi cây bị bệnh không sử dụng các dòng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng kích thích sinh trưởng cho cây.
  • Sau khi tiến hành các biện pháp hóa học 10 ngày cần thực hiện các biện pháp sinh học để ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
  • Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, khi phối trộn nhiều loại thuốc hóa học với nhau, cần được các kỹ sư tư vấn, đảm bảo phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059.

< Trở lại