BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN SẦU RIÊNG

Bệnh đốm lá trên sầu riêng là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp trên sầu riêng kiến thiết cơ bản. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khi bệnh xuất hiện cần có biện pháp xử lý kịp thời, để bệnh không làm ảnh hưởng đến năng suất của cây về sau

1. Nguyên nhân: 

Do nấm Phomopsis durionis gây ra khi gặp phải các điều kiện sau:

  • Thời tiết có sương mù, mưa nhiều, độ ẩm cao.
  • Côn trùng chích hút tạo vết thương hở.
  • Cắt tỉa cành sai kỹ thuật, thời điểm. Để tán rậm rạp, trồng mật độ dày.
  • Mất cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là dư đạm, thiếu các chất trung, vi lượng

2. Triệu chứng:

  • Dấu hiệu đầu tiên khi nấm bệnh tấn công là những đốm nhỏ có màu vàng trên bề mặt lá, sau đó chuyển dần sang màu nâu rồi hoại tử.
  • Lâu dần vết bệnh sẽ tăng dần kích thước và khiến lá bị rụng.
  • Lá cây bị nhiễm bệnh có xu hướng rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, sự sinh trưởng và phát triển của cây về sau.
  • Cây bị bệnh nặng sẽ bị chậm phát triển và khó phục hồi.

3. Biện pháp phòng trừ

a. Biện pháp canh tác:

  • Trên cây nhỏ (1-2 năm) nếu thấy bệnh mới xuất hiện có thể tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy các lá bệnh để tránh lây lan.
  • Bổ sung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ đa trung vi lượng. Đặc biệt, tránh bón thừa đạm.
  • Trồng cây với mật độ thích hợp và lựa chọn giống sạch bệnh.
  • Cắt tỉa cành thông thoáng, đặc biệt là các cành sát đất, cành giao tán.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên, đặc biệt khi cây ra lá non trong điều kiện có sương hoặc mưa liên tục để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

b. Biện pháp sinh học:

  • Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh (Trichomix-CTĐ, Trimix-N1, …), đặc biệt trong giai đoạn mùa mưa, để tăng sức đề kháng cho cây.
  • Định kỳ hàng tháng trong mùa mưa hay khi thời tiết có sương nhiều thì tiến hành phun xịt ướt đều 2 mặt lá bằng các chế phẩm sinh học có khả năng đối kháng tốt nấm bệnh như Tricho-Nema, Trichoderma …

c. Biện pháp hóa học:

  • Khi cây ra lá non tiến hành xịt phòng côn trùng chích hút để hạn chế vết thương hở và bổ sung dinh dưỡng như các sản phẩm: Chavez + Combi Plus + Bám dính Neem...
  • Khi cây nhiễm bệnh tiến hành phun xịt 2 lần cách nhau 5-7 ngày bằng các sản phẩm như: Verygold, Copforce Blus, Amilan...

* Lưu ý:

  • Sau khi tiến hành các biện pháp hóa học 10 ngày cần thực hiện các biện pháp sinh học để ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
  • Khi cây bị bệnh không nên sử dụng các sản phẩm phân bón lá có hàm lượng đạm cao, chất điều hòa sinh trưởng.
  • Trong quá trình phòng trừ bệnh, khi kết hợp nhiều sản phẩm với nhau thì nên cần được sự tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp, để đảm bảo việc sử dụng sản phẩm phù hợp và hiệu quả.

Chi tiết tư vấn bà con liên hệ các điểm Hệ thống CHDVNN Khuyến Nông gần nhất.

Hoặc liên hệ: Ks. Trịnh Đình Tâm: 0977.436.163 – Ks. Nguyễn Thế Vương: 0968.041.059

< Trở lại